Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký



Đang truy cập: 506
Trong ngày: 21610
Trong tuần: 152200
Lượt truy cập: 97891168
Display Pagerank
Instagram


Trên website hay các blog mà bạn ghé thăm đa số đều hiển thị các loại quảng cáo trên đó. Mỗi trang có cách thức hiển thị quảng cáo khác nhau và làm cho bạn thắc măc “Đó là loại quảng cáo gì và kiếm tiền từ nó như thế nào?”.

Thật ra, đó là các hiển thị của các hệ thống quảng cáo trực tuyến khác nhau trên thế giới online. Nhưng xét về tổng thể chúng cũng chỉ bao gồm một trong 4 loại cơ bản: Direct Ads, CPM, CPC, CPA.

Lựa chọn hệ thống quảng cáo nào và kiếm tiền từ nó như thế nào là lựa chọn riêng của mỗi người. Nhưng trước hết bạn cần hiểu rõ về các khái niệm này để lựa chọn loại quảng cáo hiển thị phù hợp nhất với blog của bạn. Vậy chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu một cách giản đơn nhất các khái niệm này.

Các khái niệm:

1 Direct AdsQuảng cáo trực tiếp

Your Ad here Hình thức bán quảng cáo trực tiếp. Các Blogger và các nhà quảng cáo tự liên hệ và thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán cũng như cách thức đặt các định dạng quảng cáo trên weblog.

* Ưu điểm:

Các nhà quảng cáo được quyền chọn site mà mình thích để đặt quảng cáo, còn các Blogger cũng chỉ đặt các quảng cáo mà họ mong muốn.

Loại quảng cáo này lợi cho cả hai bên vì không mất phí cho hệ thống quảng cáo trung gian. Blogger thì được nhiều hơn còn các nhà quảng cáo thì mất ít hơn.

* Nhược điểm:

Do không biết nhau nên cơ hội tìm gặp nhau giữa 2 bên là rất khó khăn. Nếu như blog của bạn không nổi tiếng, không được nhiều người biết đến thì cơ hội để bạn bán loại quảng cáo này là không nhiều. Chính vì thế nếu có một lời đề nghị được đặt quảng cáo nào đó trên blog của bạn thì bạn hãy tận dụng triệt để cơ hội này.


2 CPM - Quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị

CPM là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Million hay Cost Per thousand Impression.

Đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Blog của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên blog, thu hút thêm nhiều người xem và kiếm tiền mà không phải bận tâm đến điều gì khác.

* Ưu điểm:

Loại quảng cáo này đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do bạn không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên blog cho chúng hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều do các hệ thống quảng cáo làm.

Loại quảng cáo này hầu như đều có thể đặt trên mọi loại blog. Do vậy, bất kể blog của bạn có chủ đề gì, nội dung trên đó ra sao, bạn đều có thể sử dụng loại quảng cáo CPM để kiếm tiền. Nếu như blog của bạn có nhiều người xem thì đây là một loại quảng cáo rất thích hợp và là nguồn thu nhập rất ổn định.

* Nhược điểm:

Do là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó. Ngoài ra, một số hệ thống quảng cáo còn yêu cầu mỗi ngày hoặc mỗi tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu page view thì mới chấp nhận cho bạn tham gia. Cho nên, nếu bạn có ít người truy cập thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được hình thức quảng cáo này.

3 CPC - Quảng cáo trả tiền cho từng click lên quảng cáo

ppc CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình hệ thống quảng cáo trả tiền cho từng cú click lên quảng cáo.

Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền.

Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Bạn cần phải có nội dung phù hợp với quảng cáo, cần phải có vị trí đặt quảng cáo, màu sắc, kích cỡ thích hợp thì mới có được nhiều click. Bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nếu muốn kiếm tiền từ CPC.

* Ưu điểm:

Dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.

* Nhược điểm:

Phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.

4CPAChi phí trả để thực hiện một hoặc một chuỗi hành động

signing-up-to-cpa-networks CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales).

Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt. Đúng như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền.

Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền.

Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.

* Ưu điểm:

Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.

* Nhược điểm:

Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.
Sau khi đã biết qua các hình thức quảng cáo bên trên, bạn sẽ chọn loại nào cho blog của mình?

Khó có thể trả lời một cách chắc chắn là bạn sẽ lựa chọn loại quảng cáo nào vì nó còn phụ thuộc vào loại chủ đề mà bạn viết, lượng người đọc mà bạn có và từng khoảng thời gian nhất định.

Nhưng theo mình, nên kết hợp tất cả các loại hình quảng cáo bên trên để tối đa hóa thu nhập cho blog của bạn. Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, do vậy nếu chúng được kết hợp với nhau thì sẽ bổ sung cho nhau giúp bạn tối ưu hóa thu nhập.

Tuy vậy, việc ưu tiên cho hình thức nào nhất và tập trung phát triển cho hình thức đó lại là một việc nên làm. Hay nói cách khác, trong kinh doanh, người ta gọi đó là tập trung phát triển lợi thế so sánh.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung