Pi Network chắc hẳn là cái tên đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng tiền điện tử/blockchain, và thậm chí cả những người ngoài ngành công nghiệp này. Những ngày gần đây, đi đâu mình cũng gặp “Pi”, từ Facebook, Zalo, Tiktok, Telegram, Youtube, mọi mặt trận online đều thấy em nó. Pi coin là gì? Pi Network có lừa đảo không? ứng dụng pi network là gì? Tiện có tìm hiểu về dự án này và đọc được bài viết đánh giá Pi coin khá trực quan, nên sẽ lược dịch lại + kiến thức cá nhân để mọi người cùng thảo luận nhé.
Pi Network là gì?
Theo giới thiệu, Pi Network là một loại tiền điện tử chỉ có thể được đào hay khai thác trên điện thoại di động, tương tự như dự án trước đây có tên “Electroneum (ETN)”, tuy nhiên, điểm khác biệt là đào Pi coin không tiêu tốn tài nguyên thiết bị như những ứng dụng đào coin miễn phí khác.
Dự án Pi Network được thành lập bởi một nhóm cựu sinh viên từng tốt nghiệp Đại học Stanford. Đội ngũ nòng cốt của Pi Network được dẫn dắt bởi hai tiến sĩ Stanford và một MBA Stanford, tất cả đều giúp xây dựng cộng đồng blockchain tại Stanford.
- Dr. Nicolas Kokkalis: Trưởng bộ phận Công nghệ
- Dr. Chengdiao Fan: Trưởng bộ phận Sản phẩm
- Vincent McPhillip: Trưởng bộ phận Cộng đồng
Theo giới thiệu trên trang minepi.com, Pi Network được tạo ra với triết lý “lấy con người làm trung tâm”, đặt sức mạnh của tiền điện tử vào tay người dùng, khác với Bitcoin vốn khó sử dụng và khó truy cập. Pi Network là đồng tiền để lưu thông, không phải để lưu trữ nên số lượng “đào” được sẽ không ảnh hưởng giá trị của Pi trong tương lai.
Xem thêm : rút tiền binance
Pi Network có lừa đảo không?
Theo nhiều người quảng bá, đào Pi là miễn phí, tức là bạn không phải đầu tư bất cứ khoản tiền, vậy tại sao cũng có nhiều người nói Pi Network thực chất chỉ là một trò lừa đảo, không có giá trị, đào đồng coin này chỉ tốn thời gian và có thể lộ thông tin cá nhân cho những kẻ đứng sau trục lợi. Trước sức nóng của Pi Network, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, mới đây trang AI Multiple đã công bố một bài phân tích chỉ ra những điểm đáng ngờ của dự án này.
Bài viết nghiên cứu được thực hiện bởi Cem Dilmegani – nhà sáng lập Al Multiple, từng làm việc cho những công ty như McKinsey, Altman Solon dưới tư cách cố vấn công nghệ. Dưới đây chúng tôi sẽ lược dịch lại bài viết của ông: Bài viết có tiêu đề “Pi Network có lừa đảo không? Liệu nó có mang lại giá trị thực cho người dùng?” Tôi tin rằng những người được hưởng lợi từ dự án Pi Network không có ai ngoại trừ những người sáng lập dự án, bởi vì:
Người dùng đang lãng phí thời gian và lộ dữ liệu cho ứng dụng mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
Ứng dụng Pi Network hoạt động giống như một hệ thống bán hàng trực tiếp (direct selling) hay tiếp thị liên kết (affiliate marketing), nó hứa hẹn trả thưởng cho người dùng trong tương lai nếu họ giới thiệu những người dùng mới tham gia. Một số người đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để thu hút người mới, họ mang liên kết giới thiệu giải khắp các mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến. Tôi thấy nó tương tự như Tiếp thị đa cấp.
Có hàng trăm bài viết trên mạng nói rằng Pi Network không thể là một trò lừa đảo, vì bạn không phải đầu tư bất cứ khoản tiền nào. Tuy nhiên, thời gian và dữ liệu cá nhân có giá trị với những người dùng đó và họ đang sử dụng những thứ này trên ứng dụng Pi.
Ứng dụng Pi Network không có khả năng tạo ra giá trị trong tương lai, như những gì họ tuyên bố.
Người dùng không tạo ra giá trị nào ngoại trừ việc cung cấp thông tin của họ cho ứng dụng. Giá trị của những dữ liệu như vậy khó có thể tạo ra của cải đáng kể cho cơ sở người dùng lớn.
Chúng tôi không thấy Pi Network có giá trị công nghệ hay blockchain. Hầu hết các dự án blockchain đều công bố code của họ dưới dạng mã nguồn mở để được xác thực bởi cộng đồng, tuy nhiên Pi Network thì không. Hiện tại nó không khác gì những ứng dụng di động thiếu minh bạch khác về khía cạnh công nghệ.
Xem thêm : các đồng tiền ảo nên đầu tư
Một số phương pháp vận hành của Pi Network hiện tại được sử dụng bởi các trò lừa đảo trước đây.
Những nhà sáng lập đang hưởng lợi từ dự án. Họ đã khởi chạy các quảng cáo video để kiếm tiền từ cơ sở người dùng trên ứng dụng. Ứng dụng này cũng yêu cầu người dùng tham gia thực hiện quy trình KYC để thu thập thông tin cá nhân, như hộ chiếu, CMND. Liên kết thứ này với ID di động có thể là thông tin có giá trị cho những người đứng sau dự án.
Pi Network quảng bá mình bằng cách nhấn mạnh tới bằng cấp học thuật của nhóm người sáng lập. Đây là cách tiếp thị tương tự của dự án lừa đảo không có blockchain OneCoin, khi quảng bá người sáng lập Ruja Ignatova có bằng Đại học Oxford và từng làm việc tại công ty McKinsey để tạo uy tín.
Xem thêm : binance lừa đảo